Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Thanh chắn cửa, chắn cầu thang không cần khoan

 

Chặn cửa, chặn cầu thang sản phẩm thiết yếu cho gia đình có trẻ nhỏ.


Bạn có bao giờ cho bé chơi trong nhà mà nơm nớp lo sợ bé vọt cái là bò ra ngoài cầu thang? Bạn có bao giờ vừa nấu ăn vừa không dám dời mắt khỏi bé yêu vì bé rất dễ té, ngã cầu thang hoặc bé bò hay đi sang những phòng khác khiến bạn không yên tâm.
Bạn có bao giờ...đến cả đi nhà tắm cũng không dám đóng cửa vì bé yêu không nhìn thấy mẹ khóc thét lên khiến mẹ không rời bé được nửa phút?
Nhưng bạn lại không muốn khoan vào cửa gỗ, vào tay vịn hoặc không muốn khoan tường. Hoặc bạn lo ngại không có đồ đạc để khoăn lắp chắn cửa.


Chặn cửa, chặn cầu thang Panda cao 90cm, 110cm 8182 không cần khoan đục
 

Chặn cầu thang không khoan Panda 8182 , sản phẩm được thiết kế thông minh, bạn không cần khoan mà vẫn đảm bảo chắc chắn.

Chặn cầu thang không khoan Panda 8182 sẽ giúp bạn quản lý  bé yêu của mình một cách dễ dàng. Sử dụng chặn cửa bạn sẽ làm được nhiều việc hơn khi trông bé và luôn cảm thấy yên tâm. Bạn luôn xác định được tọa độ chơi của bé một cách tốt nhất.

Chặn cầu thang không khoan Panda 818 được thiết kế bằng Kim loại rất chắc chắn kết hợp với chốt nhựa an toàn luôn đảm bảo độ an toàn tuyệt đối nhất và phù hợp với hầu hết thiết thế không gian nội thất gia đình bạn

                                                       Chặn cầu thang không khoan Panda 8182 được thiết kế chắc chắn

 

     

Xem thêm tất cả các sản phẩm LƯỚI CẦU THANG, CHẮN CẦU THANG
                                               
 

Đặc điểm và chi tiết sản phẩm Chặn cầu thang không khoan  Panda 8182

 
Sản phẩm dễ dàng tháo lắp không phải khoan vào tường.
Rất tiện dụng cho những hộ gia đình thuê phòng hoặc ở Chung cư ( không phải khoan vào tường ).
Ưu điểm của chắn cửa không khoan
Với thiết kế 4 ốc vít bắt sát tường tạo độ chắc chắn và tính thẩm mĩ cao.
Cánh cửa có thể bật ra bật vào mà không cần dùng tay.
Kích thước có thể điều chỉnh 61cm- 71cm, 77-87cm. Thanh nối có thể giúp cánh cửa, cầu thang rộng tới 196cm.

Chặn cầu thang không khoan Panda 8182 dùng thêm khớp nối mở rộng


 

 

Sự an toàn và tiện lợi khi sử dụng Chặn cầu thang không khoan Panda 8182


Sử dụng chặn cửa  sẽ đảm bảo an toàn cho bé
Sử dụng Chặn cầu thang không khoan Panda 8182 là một cách tuyệt với để bảo vệ bé không đi vào khu vực nhà bếp, phòng tắm, cầu thang, những nơi nguy hiểm cho bé.



Chặn cửa có thể sử dụng ở khu vực ra vào, cầu thang... nơi mà bé có thể đi tới bất cứ lúc nào.
Giúp các bậc phụ huynh quản lí được khu vực chơi của bé, và an tâm hơn khi làm việc khác.

CUBIMART.VN - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinhxe đẩy trẻ emgiường cũi trẻ em, xe trượt scooter, đồ chơi trẻ em, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CubiMart cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm cubimart  CHẮN CẦU THANG KHÔNG CẦN KHOAN

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

Có nên che thóp trẻ sơ sinh

 Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ tại các diễn đàn cha mẹ hay hỏi cũng như các mẹ có em bé hay truyền tai nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc che thóp cho trẻ sơ sinh để giữ ấm đúng cách.




Mẹ Be-agood hỏi:

Bé 1,5 tháng thì có cần đội mũ thóp thường xuyên ko? Nên đội vào những lúc nào? Mình thì chỉ thỉnh thoảng nhớ ra mới đội cho bé. Mà mình nghĩ bé ở trong nhà thì đâu cần phải đội phải ko các mẹ? Chỉ khi nào đem bé ra sân mới phải đội chứ? Bà chị mình thì lại khác, cứ hễ thấy mình ko đội mũ cho con là mắng inh ỏi. Sao hả các mẹ?

Mẹ Ngdung:
Bé nhà mình từ lúc sinh tới giờ dc 2 tháng 23 ngày chỉ đội mũ vài lần, lúc từ bệnh viện về nhà và những lần tái khám trong tháng. Từ tháng thứ 2 mình bỏ cả bao tay, bao chân cho bé quen với môi trường, chỉ khi đi bv mới mang thôi. Trộm vía, bé rất hoạt bát, cầm nắm đồ chơi và sờ ty mẹ được rồi. Nếu đầu bé đổ mồ hôi nhiều mà bạn đội mũ bé nóng tội lắm. Lúc nằm viện, mình cũng đội mũ, quấn bé trong khăn nhưng bị bs la đấy.


Mẹ Đôi dép:
bé nhà mình mới hơn 1w nhưng khi nào mình thấy lạnh và tắm xong thì mới cho con đội mũ thôi, còn lại thì cứ để thế cho thoáng, Trộm vía con.

Mẹ Mèo Béo
Em bé mới sinh thì đội mũ liên tục trong vòng 3h đầu thôi, sau đó thì bsi bỏ ra ý mà, còn đi đâu ra ngoài thì đội cho những em dưới 1 tháng thôi. Con mình 2 tháng ra ngoài cũng ko đội  Giờ đi chơi thì đội thôi để đỡ gió và nắng.
Bác sĩ ở bv VP bảo mình là trẻ em có 2 thóp, nhưng các cụ chỉ chú ý cái thóp trước, chẳng ích gì! Hơn nữa nguyên tắc là đầu mát, chân ấm, bỏ mũ ra cho đầu em thở, phát triển não
Thóp trẻ sơ sinh

 Hôm nay Mẹ bé 1080 sẽ cùng các mẹ đi sâu tìm hiểu về vấn đề giữ ấm cũng như có nên che thóp cho bé sơ sinh.

Có rất nhiều cách giữ nhiệt trẻ sơ sinh mà các cha mẹ áp dụng, truyền kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên chăm sóc thế nào cho đúng?
 Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm.

Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh?

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.

Nguy cơ gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS).

Giữ ấm đúng cách cho bé sơ sinh

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.
Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.
Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
Mặc ấm cho bé sơ sinh khi ra ngoài


Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh.

Đặc điểm thóp của trẻ sơ sinh:

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Ở giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Che thóp cho trẻ sơ sinh


Bình thường não của bé được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da là lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Điều đặc biệt ở trẻ là, đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

Việc đội mũ cho trẻ là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé. Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng, có phần oi, hoặc trẻ đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thoáng.


CUBIMART.VN - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinhxe đẩy trẻ emgiường cũi trẻ emxe trượt scooter, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CubiMart cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm cubimart  CHẮN CẦU THANG KHÔNG CẦN KHOAN

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Vì sao trẻ hay ốm vặt

 

Như thế nào thì gọi là trẻ hay ốm vặt?


Có rất nhiều mẹ muốn hỏi cách tăng sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt vì nuôi con hay ốm mà không biết trẻ hay ốm vặt phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Trẻ hay ốm vặt, thường xuyên bị sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa.... Trẻ sẽ có các biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, nếu tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị sụt cân.
Trẻ rất nhạy cảm với những sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi khí hậu, thay đổi nơi ở. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến trẻ bị ốm ngay lập tức. Bạn cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
Trẻ dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ một dịch bệnh gì trẻ đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng.
Trẻ dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì lâu khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.

 

Vì sao bé hay ốm vặt


Vì sao trẻ hay ốm vặt?

 

 Trẻ hay ốm vặt do hệ miễn dịch kém, sức đề kháng của trẻ kém

 Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Khi trẻ lớn lên, hệ miễn dịch dần phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Trẻ có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên hay bị ốm hơn.
 

Vì sao trẻ hay ốm vặt


Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng... mà trong dân gian gọi là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng... thì đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.
Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bệnh bạch hầu, ho gà, lao, sốt xuất huyết, uốn ván...

Trẻ hay ốm vặt do tiêu hóa kém

Tại sao hệ tiêu hóa kém dẫn đến trẻ hay ốm vặt? Đó là vì khi đường ruột của trẻ làm việc kém, thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hiệu quả đồng thời làm hệ vi sinh vật ở đường ruột mất cân bằng.
Tất cả những điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa vào cơ thể của trẻ. Một khi quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cho hoạt động của nhiều cơ quan không cân bằng và dễ phát sinh nhiều bệnh.


Nuôi con hay ốm vặt
 

Bé hay ốm vặt do trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng


Cũng giống như người lớn, trẻ cần ăn uống đầy đủ để lấy năng lượng cho các hoạt động. Khi trẻ có sức khỏe kém, hay mệt mỏi, hay bị ốm thì trẻ cũng không thiết gì ăn uống. Bởi vậy, trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn thì bạn nên chú ý theo dõi vì điều này có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh dẫn đến hay ốm vặt.

 

Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm tình trạng ốm vặt của trẻ?


Hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại. Đối với trẻ hay ốm vặt, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vậy trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì, trẻ hay bị ốm vặt phải làm sao, cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt, trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì?

Vì sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ nên bạn cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bất cứ lúc nào có thể. Việc này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ đặc biệt là các giai đoạn sau:

Cho bé bú sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Lúc mới sinh:
Khi trẻ vừa chào đời, và rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng trẻ lại phải tiếp xúc, làm quen và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Điều này khiến trẻ dễ mắc những bệnh phổ biến như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm này rất cần thiết.

Khi cai sữa:
Ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Những kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ có đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Chính vì vậy, khi cai sữa, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị thiếu hụt lượng kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch sẽ tạm thời suy yếu, cho đến khi nó phát triển toàn diện.


Cho bé ăn đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng giúp giảm ốm vặt ở trẻ


Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ:
Lớp học là môi trường mới đối với trẻ. Trẻ phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác. Lúc này, bạn cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, còn mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt như vậy nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi và dễ bị ốm ngay lập tức.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả
Viêm họng, ốm sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ không chỉ vào mùa đông mà ngay cả trong mùa hè khi trẻ thường xuyên ra vào phòng điều hòa. Để phòng ngừa tình trạng trẻ hay ốm vặt, bạn cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm.



 

Tuy nhiên có một phương pháp phòng ngừa tình trạng trẻ hay ốm vặt thường bị bỏ qua chính là bổ sung dinh dưỡng cho bé. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, có thể kéo dài đến 24 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì một trong những nguyên nhân cần được giải quyết để giúp trẻ hết ốm vặt là tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của trẻ, đồng thời khắc phục tình trạng biếng ăn, chán ăn để giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày.

 

 

CUBIMART.VN - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinhxe đẩy trẻ emgiường cũi trẻ emxe trượt scooter, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CubiMart cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm cubimart  CHẮN CẦU THANG KHÔNG CẦN KHOAN

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

vì sao bé hay té ngã

 

Vì sao bé hay té ngã.


Rất nhiều trẻ từ 3-8 tuổi có tính hiếu động cao, thường xuyên thích chơi những trò chơi mạo hiểm hơn so với độ tuổi của trẻ như trượt băng, đua xe đạp với bạn,...Đối với những trẻ như thế thì sự xuất hiện của những vết bầm tím sẽ không còn lạ lẫm đối với trẻ và những người thân xung quanh. Tuy nhiên, ngã chính là nguyên nhân gây thương tích chính ở trẻ em và 1/3 trong số những tai nạn này là có thể phòng ngừa được.



Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã

 

Bé hay bị té ngã do sự bất cẩn của người lớn:


Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống. Nhiều bậc cha mẹ không để ý, bế con, để con tuột tay cũng dẫn đến ngã đau, gây thương tích. Trẻ có thể trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững. Trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như: nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc những nơi bị đổ nước, sân chơi sau mưa.


Trẻ hay nô đùa, xô đẩy nhau là nguyên nhân khiến nhiều bé bị té, ngã


Trẻ hay té ngã do chơi đùa, xô đẩy nhau:


Trẻ chơi với nhau, thường nô đùa, xô đẩy nhau ngã. Hoặc các em có thể ngã trong khi chơi thể thao như bóng đá, đá cầu, kéo co…đây cũng là do người lớn để các em chơi ở những chỗ nguy hiểm, không đảm bảo điều kiện sân chơi, không có người lớn hướng dẫn. Ví dụ để bé trai chơi bóng ở sân bê tông là không đúng. Các em có thể chạy rất nhanh, bị các bạn đỡ bóng, hoặc ngáng chân là có thể ngã đâm mặt xuống nền xi măng, hậu quả rất nghiêm trọng.
Trẻ cũng hay bị ngã do thường trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công.
 



Cách xử trí khi trẻ bị ngã và có chấn thương  


Khi bé bị ngã đập đầu trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ. Nếu trẻ lớn có thể nhận biết được, phụ huynh hãy hỏi trẻ: nơi trẻ té ngã? Tư thế khi bị té ngã? Vị trí trẻ bị đau?. Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần đưa đến cơ quan y tế gần nhất ngay.

Trẻ bị té ngã người săn sóc trẻ phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không?

 
Làm thế nào khi trẻ bị té ngã


Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem trẻ có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.

Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là: Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt. Lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ đê có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.  

Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương khi thấy sau khi ngã trẻ không cử động được tay, chân hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó. Nhưng muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa trẻ đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.  

Nếu có chảy máu thì nên làm một số động tác cầm máu tạm thời. Rửa sạch các vết thương bằng nước sạch, sau đó bằng nước muối 0.9% hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó dùng băng vô trùng băng cầm máu. Khi băng cần lựa tay ở mức độ vừa phải, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông.  
 

Trẻ bị ngã dập đầu xuống


Nếu vết thương quá to, gây chảy máu nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Sau đó, bạn băng ép vết thương lại bằng một lớp băng, ấn tay lên vết thương chừng năm phút để giúp cho việc cầm máu trước. Bạn chờ bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.

Nếu sau khi buộc vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, đồng thời đưa trẻ tới ngay nơi cấp cứu. Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp. Thường thì sau khi xử lý xong vết thương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết.  

 

Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã, té


Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn. Gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục. 

 Di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.


 

Trẻ ngã té ở sàn nhà
 

Làm thế nào để giảm tình trạng té ngã của bé sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh, trẻ 0-36 tháng té ngã thường do sự bất cẩn của cha mẹ và do bé hiếu động, tò mò. Vì vậy cha mẹ cần:

Luôn có người quan sát trẻ.  Nếu không bên cạnh bé thì cần đặt bé trong cũi gỗ đủ chiều cao an toàn và chắc chắn.
 Rào chắn cửa hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công (chiều cao rào tối thiểu 75 cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 10 cm). Bậc thềm, cầu thang cần có đủ ánh sáng để cả người chăm sóc và bé dễ quan sát.
 


Bé ngã té gần ban công, cầu thang


.Dạy trẻ không xô đẩy, không leo trèo nhất là quanh khu vực cầu thang. Vì té ngã ở cầu thang là trường hợp phổ biến nhất với bé sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường. Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững
Không để sàn nhà trơn trượt, ẩm ướt. Không để đồ chơi xa tầm với của trẻ.  Không có hành động chơi đùa nguy hiển như xốc ngược, tung trẻ. Không để trẻ < 10 tuổi trông em < 3 tuổi.
 

Thanh chắn cầu thang không cần khoan giảm tình trạng té ngã cầu thang cho bé
 

Làm thế nào để giảm tình trạng té ngã của trẻ từ 3 - 8 tuổi?

Trẻ 3-8 tuổi là lứa tuổi có tính hiếu động rất cao. Các bậc cha mẹ cần phải làm tất cả những gì tốt nhất có thể để giữ cho bé được an toàn, bao gồm:

Đảm bảo trẻ mang theo đồ bảo hộ phù hợp (như mũ bảo hiểm hay áo bảo vệ, đồ bảo vệ khuỷu tay, đầu gối...) bất cứ khi nào trẻ tham gia các môn thể thao hay các hoạt động như đi xe đạp, trượt băng, trượt ván, leo núi hoặc các trò chơi mạo hiểm khác
Dạy cho trẻ các quy tắc an toàn cho từng trò chơi, môn thể thao hay các hoạt động chúng tham gia.
Đặt các tấm lót chống trượt dưới tất cả các tấm thảm hoặc loại bỏ đi những tấm thảm đã cũ, mất độ ma sát và khiến trẻ dễ trượt ngã.
Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm để giữ an toàn, tránh trẻ bị trượt ngã trong khi tắm
Giữ những bậc cầu thang trong nhà thông thoáng, đảm bảo không có vật cản khiến trẻ có thể vấp phải. Ngã cầu thang là một trong những tai nạn hết sức nguy hiểm đối với trẻ.

Luôn để ý trẻ khi chúng chơi cạnh cửa sổ hoặc thiết kế những cửa sổ cao hơn tầm hoạt động của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Đảm bảo trẻ luôn được giám sát khi tham gia các trò chơi với bạn bè hoặc trong các khu vui chơi. Nên tạo khu vui chơi cho trẻ với những chất liệu như cao su, gỗ vụn hoặc cát thay vì lớp cỏ hay bụi bẩn và những loại vật liệu gồ ghề, góc cạnh khác.
Luôn đảm bảo đồ bảo hộ cho trẻ khi đi xe trượt, xe đạp, trượt patin.
 



CUBIMART.VN – siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp đồ sơ sinhxe đẩy em bégiường cũi trẻ em, xe trượt scooter, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CubiMart cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn.

Xem thêm tất cả các sản phẩm LƯỚI CẦU THANGTHANH CHẮN CẦU THANG .